Dẫn nước sông Hồng vào xả rửa sông Tô Lịch giống như đục một ổ 'áp-xe' mà chưa có thuốc kháng sinh khiến vi khuẩn lan ra khắp cơ thể. Mới đây, Hà Nội đề xuất chi 550 tỷ đồng dẫn nước sông Hồng để làm sạch sông Tô Lịch. Trước đó thành phố cũng dự kiế...
Dẫn nước sông Hồng vào xả rửa sông Tô Lịch giống như đục một ổ 'áp-xe' mà chưa có thuốc kháng sinh khiến vi khuẩn lan ra khắp cơ thể.
Mới đây, Hà Nội đề xuất chi 550 tỷ đồng dẫn nước sông Hồng để làm sạch sông Tô Lịch. Trước đó thành phố cũng dự kiến xây dựng phương án dẫn nước về Hồ Tây và bổ cấp nước vào sông Tô Lịch qua hệ thống kênh có sẵn tại cửa xả tràn ở hồ. Tuy nhiên, tôi cho rằng các phương án này đều không khả thi.
Hà Nội hiện có khoảng 10 con sông chảy qua thủ đô gồm: sông Hồng, Đuống, Đà, Nhuệ, Cầu, Đáy, Cà Lồ, Tích, manclub oficial Tô Lịch và Kim Ngưu. Nhưng gần như tất cả những dòng sông này đều đã bị ô nhiễm. Giờ nếu tính đến việc nối thông sông Tô Lịch với sông Hồng thì khác nào chủ động làm ô nhiễm thêm sông Hồng khi mực nước của hai sông ngang bằng nhau và không thể kiểm soát được dòng chảy ở chỗ nối.
Theo tôi, game vui game vui phương án này rất rủi ro, by88 club land nhiều hệ lụy tại địa phương và toàn bộ vùng hạ lưu nếu vấn đề mực nước chênh lệch không thể kiểm soát nổi giữa hai con sông. Đưa nước vào kiểu vậy giống như đục một ổ 'áp-xe' mà chưa có thuốc kháng sinh khiến cho vi khuẩn lây lan ra khắp cơ thể.
Do đó, cách tốt nhất là thành phố nên thiết lập một hệ thống lọc nước dọc theo con sông Tô Lịch, gồm những trạm lọc nước cỡ nhỏ ở những đoạn thuận lợi để nước sông chảy qua rồi tái hòa nhập dòng chảy trở lại. Lọc từng phân đoạn sẽ cải thiện lâu dài chất lượng nước ở con sông mà không ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Hồng và vùng hạ lưu.
>> Ngã Tư Sở hết 'khổ' nhưng sông Tô Lịch bao giờ trong xanh?
Vấn đề ở sông Tô Lịch đúng là nước đọng,tỷ số bóng đá 7m cn nhưng cũng không thể làm ô nhiễm các khu vực khác, mà phải giải quyết tận gốc rễ và tại chỗ, khoanh vùng. Vấn đề ứ đọng là bất lợi, nhưng nếu các nhà khoa học tận dụng được điểm bất lợi này để 'tương kế tựu kế' bằng phương pháp khác phù hợp, biến nhược điểm ưu điểm cho một, hai giải pháp thuận thiên nào đó thì hiệu quả sẽ lớn hơn rất nhiều mà rủi ro lại được hạn chế đáng kể. Có lẽ là cần các giải pháp liên quan hoặc gần giống với giải pháp xử lý ô nhiễm nước ở ao tù nước đọng trong nông nghiệp để nuôi trồng thủy sản.
Xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch bằng cách dùng nước của sông Hồng đổ vào xả rửa và dùng hệ thống máy bơm là rất không nên bởi cách làm đó rất lãng phí và nguồn nước bẩn vốn dĩ đã sẵn có đã đủ để nước ở sông Tô Lịch chảy lừ đừ từ trước đến giờ vào nhà máy lọc và xử lý nước rồi. Vấn đề chính vẫn là xử lý nguyên nhân (nước bẩn chảy từ các cống ra). Đồng thời tạo ra hệ thống dòng chảy giữa các con sông nội đô với nhau theo thế đất để tiết kiệm tiền, bền lâu, ít ảnh hưởng nhất đến môi sinh của thủ đô và các vùng hạ lưu, lân cận và tận dụng được hệ thống đó để làm kinh tế du lịch đường thủy.
Giải pháp dẫn nước từ dòng chảy sông Đà vào sông Tô Lịch để cải thiện môi trường, chất lượng nước và giảm chi phí, theo tôi khả thi hơn và có thể sử dụng được. Nhưng chúng ta cũng không thể dùng giải pháp đó quanh năm suốt tháng được mà chỉ là giải pháp tình thế, sử dụng theo chu kỳ mỗi khi cần để điều tiết khi cần mà thôi.
Tóm lại, việc xử lý nước sông Tô Lịch ô nhiễm này cần phải có sự tích hợp của nhiều biện pháp thuận thiên, với sự tham gia đóng góp của nhiều nhà khoa học theo các chuyên ngành khác nhau. Mấu chốt vẫn là xử lý triệt để được nguồn gây ô nhiễm là nước thải đổ vào sông. Từ đó mới tính đến chuyện dẫn nước vào để tạo dòng chảy".
Làm sạch sông Tô Lịch bằng 'cống ngầm sông nổi''Pha loãng' nước thải sông Tô LịchGiải pháp công nghệ tình thế không thể làm sạch sông Tô LịchHồi sinh Tô Lịch làm gì khi người vẫn đổ rác xuống sông?'Làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật mới chỉ là phần ngọn'Sông Tô Lịch lại thành 'cống' nếu mất điện một ngày?Làm sạch sông Tô Lịch bằng 'cống ngầm sông nổi''Pha loãng' nước thải sông Tô LịchGiải pháp công nghệ tình thế không thể làm sạch sông Tô LịchHồi sinh Tô Lịch làm gì khi người vẫn đổ rác xuống sông?'Làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật mới chỉ là phần ngọn'Sông Tô Lịch lại thành 'cống' nếu mất điện một ngày?