'Nhiều tài xế thích thị uy sức mạnh qua tiếng còi'

Đôi khi người ta bấm còi không phải để cảnh báo, mà là khẳng định 'mọi người phải biết điều tránh ra', bấm càng nhiều, càng thể hiện quyền lực. Nhắc đến "tư duy lái ôtô" ở Việt Nam, tôi nghĩ ngay đến thói quen tham gia giao thông rất "ối dồi ôi" của...


'Nhiều tài xế thích thị uy sức mạnh qua tiếng còi'

Đôi khi người ta bấm còi không phải để cảnh báo, mà là khẳng định 'mọi người phải biết điều tránh ra', bấm càng nhiều, càng thể hiện quyền lực.

Nhắc đến "tư duy lái ôtô" ở Việt Nam, tôi nghĩ ngay đến thói quen tham gia giao thông rất "ối dồi ôi" của một bộ phận không nhỏ tài xế. Dưới đây là một số lỗi kinh điển mà người đi ôtô thường mắc phải khi tham gia giao thông ở Việt Nam, cả về khía cạnh văn hóa lẫn luật lệ:

Biến đèn xanh thành đỏ

Tôi vẫn hay nói vui, có lẽ ôtô ở Việt Nam có một mối thù truyền kiếp với đèn giao thông. Khi đèn đỏ, ôtô vẫn đi như đèn xanh. Khi đèn vàng, ôtô lại tăng tốc như không có ngày mai. Và khi đèn xanh, ôtô lại dừng để xem điện thoại. Đôi khi, tôi còn tưởng đèn đỏ với họ chỉ là một "khuyến nghị" chứ không phải luật.

Lấn làn như trò chơi điện tử

Người đi ôtô ở Việt Nam có vẻ rất thích phiêu lưu và thử thách. Điển hình là họ lấn làn, vượt ẩu, cắt ngang làn đường khác, tất cả như thể đang tham gia một trò chơi điện tử với mục tiêu là làm người khác phải dừng lại và bấm còi.

Dừng đỗ sao phải ngại?

Vỉa hè, lòng đường, trước cổng nhà dân, tất cả đều có thể trở thành "bãi đỗ xe tự nhiên" của các tài xế. Chỉ cần có chỗ trống, dù nhỏ như hộp diêm, người lái ôtô vẫn cố gắng nhồi nhét vào đó.

Xi nhan chỉ dùng để trang trí

Với nhiều tài xế, xi nhan dường như chỉ để làm đẹp cho xe, by88 club land không phải để báo hiệu. Có xe rẽ mà không xi nhan, w88 link moi nhat và và rồi khi bật xi nhân thì lại quên tắt, 7ball.co khiến người đi đường chẳng biết nên tin tưởng vào hướng nào?

>> 'Ôtô đi thẳng hàng để xe máy bớt khổ'

Đi trái làn cho tiện

Đây là một phong cách lái xe độc đáo, khi tài xế Việt thường chọn những con đường ít người nghĩ tới nhất, miễn là tiện cho mình: đi ngược chiều, đi vào đường cấm, hoặc thậm chí đi trên đường dành riêng cho xe máy. Ai bảo ôtô không biết cách "phá cách"?

Đi ngược chiều cho nhanh

Tôi không hiểu sao đi ngược chiều lại trở thành một xu hướng như vậy. Dù là trên phố lớn hay ngõ nhỏ, người lái ôtô cứ vô tư ngược chiều, dù điểm quay đầu chỉ cách đó có 100 mét,quay thử xsmn điện từ thách thức mọi quy tắc giao thông.

Thị uy sức mạnh qua tiếng còi

Còi ôtô ở Việt Nam có một công dụng đặc biệt: bấm càng nhiều, càng thể hiện quyền lực. Đôi khi người ta bấm còi không phải để cảnh báo, mà để khẳng định: "Tôi ở đây, mọi người phải biết điều tránh ra".

Hơn thua từng mét đường

Ai nhanh, ai chậm không quan trọng trên đường Việt, cái nhiều người quan tâm là không được để xe khác vượt mặt mình. Ghen ăn tức ở là cảm giác tồi tệ mà không tài xế nào muốn trải qua. Vậy nên cuộc cạnh tranh trên đường phố chưa bao giờ hết khốc liệt.

Giết thời gian mỗi khi phải chờ đợi

Chờ đèn đỏ ở Việt Nam có thể trở thành trò tiêu khiển khi mà tài xế ôtô thường tranh thủ lúc này để lướt điện thoại, xem tin tức trên Facebook, Instagram hoặc đơn giản là chợp mắt một chút. Nên khi đèn xanh bật sáng, nhiều người mới giật mình, loay hoay mãi mới cho xe chạy được.

Gương chiếu hậu cho có

Tôi thấy nhiều tài xế coi gương chiếu hậu chỉ để làm đẹp cho chiếc xe của mình. Dù đã mở gương hay chưa, họ vẫn chạy ra đường như thể bản thân có khả năng "nhìn xuyên thời gian" để đoán trước mọi tình huống.

Độ xe thể hiện đẳng cấp

Đôi khi, ôtô không chỉ là phương tiện di chuyển, mà còn là nơi để chủ nhân thể hiện phong cách, đẳng cấp. Người ta độ xe với đèn LED, pô nổ như sấm, và âm nhạc xập xình... tất cả chỉ để khẳng định cá tính mạnh mẽ.

Vỉa hè là đường riêng

Đối với không ít tài xế, vỉa hè không phải là nơi dành riêng cho người đi bộ, mà là một làn đường bí mật dành cho họ. Lách qua vỉa hè để vượt qua đám tắc đường, họ trở thành những người "tiên phong" tìm kiếm con đường ngắn nhất.

Tất nhiên, chiếc ôtô chẳng có lỗi gì cả, chúng chỉ là nạn nhân của những tài xế thiếu ý thức. Hy vọng, theo thời gian, sự hiểu biết và ý thức tuân thủ luật giao thông của người Việt sẽ tăng lên, văn hóa lái xe của chúng ta sẽ ngày càng cải thiện, giúp giao thông ngày một văn minh, an toàn hơn.

An Thái

Tôi lái ôtô bất lực vì đám đông chen ngang'Phạt nặng người cố ý vi phạm giao thông thay vì người vô tình mắc lỗi'Vòng luẩn quẩn 'kẹt xe, đường bé nên phải leo vỉa hè'Xe rùa bò trên Quốc lộ như 'chim mồi' bẫy vi phạm giao thôngVất vả hơn khi qua giao lộ để tránh bị phạt'Rùa bò' qua ngã tư bỏ đếm giây đèn giao thôngTôi lái ôtô bất lực vì đám đông chen ngang'Phạt nặng người cố ý vi phạm giao thông thay vì người vô tình mắc lỗi'Vòng luẩn quẩn 'kẹt xe, đường bé nên phải leo vỉa hè'Xe rùa bò trên Quốc lộ như 'chim mồi' bẫy vi phạm giao thôngVất vả hơn khi qua giao lộ để tránh bị phạt'Rùa bò' qua ngã tư bỏ đếm giây đèn giao thông

Tin Liên Quan