Bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thăm khám sau phẫu thuật cho bệnh nhân gặp tai nạn do pháo nổ - Ảnh: BVCC
Mặc dù nhiều vụ tai nạn thương tâm từ pháo nổ tự chế đã xảy ra, để lại thương tật vĩnh viễn cho nhiều người, thế nhưng mỗi năm các bệnh viện trên cả nước liên tục nhận ca tai nạn mới, gồm cả trẻ em, người lớn chấn thương do pháo tự chế.
Hướng dẫn pháo tự chế tràn lan trên mạngThử gõ từ khóa tìm kiếm "Cách làm pháo tự chế" trên các trang mạng xã hội TikTok, YouTube có hàng loạt video hướng dẫn làm pháo tự chế như: "Pháo bi tự làm chơi Tết", "Hướng dẫn làm pháo nổ chơi Tết rất đơn giản", "Pháo cối tự chế nổ siêu to"… Để tăng tính thuyết phục và tò mò, các video hướng dẫn này sau khi làm xong sẽ cho nổ thử nghiệm để thu hút người xem.
Một video của tài khoản TikTok P.H. với hàng nghìn lượt thích, hàng trăm lượt theo dõi, đăng tải clip 4 phút hướng dẫn chi tiết làm pháo tự chế bằng diêm, giấy. Theo clip, sau khi làm xong, chỉ cần châm ngòi lửa rồi đứng ra xa, vài phút sau những quả pháo tự chế này có thể nổ lớn. Video này đã thu hút được hàng trăm lượt thích và bình luận thích thú, hưởng ứng của người xem.
Làm pháo tự chế theo YouTube, 4 học sinh bị bỏng nặng phải cấp cứuLàm theo hướng dẫn chế pháo nổ trên mạng, 2 học sinh bị thươngHằng năm tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) thường xuyên tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhi liên quan đến pháo nổ, nhất là trong các dịp lễ Tết. Điển hình như mới đây chỉ trong 2 tuần bệnh viện này đã tiếp nhận liên tiếp 3 trường hợp bệnh nhi liên quan đến hành vi chế pháo.
Bệnh nhi Đ.S.R. (12 tuổi, Bình Phước) đã lấy bột ở đầu que diêm cho vào vòi của ruột xe để đập gây nổ. Vụ nổ khiến bàn tay trái của em bị vết thương chảy máu nhiều. Bệnh nhi khẩn trương được phẫu thuật nhưng vết thương giập nát nhiều vị trí bàn tay, nham nhở ngón 1, 2, 3 và gãy hở xương bàn ngón 2 ở tay trái.
Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội), usajili wa yanga mỗi dịp Tết và cận Tết, ME777 VIP số ca tai nạn do nổ pháo tự chế luôn gia tăng đáng kể. Nguyên nhân chính thường xuất phát từ việc mua pháo lậu không rõ nguồn gốc,jili rich tiếp cận thông tin không chính thống trên mạng xã hội và tự ý chế tạo pháo. Những tai nạn này không chỉ gây tổn thương nghiêm trọng về thể chất, 8K8 17 mà còn để lại hậu quả nặng nề về tâm lý và tài chính cho người bệnh và gia đình.
Mới đây nhất, deli zone chỉ trong 2 ngày Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiếp nhận 3 trường hợp tai nạn do sử dụng pháo tự chế. Các nạn nhân, đều trong độ tuổi từ 12-14, nhập viện với tình trạng bàn tay bị giập nát, trong đó có trường hợp bị thương rất nặng.
Trong đó N.K. (13 tuổi) và N.T.A. (14 tuổi) là hai anh em họ trú tại Vĩnh Phúc cùng đặt thuốc nổ và học cách chế tạo pháo trên mạng. Pháo tự chế phát nổ khiến cả hai nhập viện trong tình trạng vết thương bàn tay hai bên thấm nhiều máu. Vết thương bàn tay hai bên của cháu K. rất nặng, giập nát, gãy hở các đốt bàn và ngón.
Trường hợp còn lại là bệnh nhi 12 tuổi, trú tại Hưng Yên, nhập viện trong tình trạng gãy xương bàn tay trái, vết thương cẳng chân trái.
Trong hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cũng tiếp nhận 6 trường hợp chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế, đa số là thanh thiếu niên, học sinh.
Các bệnh nhân này có tổn thương phức tạp, nhiều vị trí như bàn tay, mặt, thân người… khiến việc điều trị rất khó khăn, tốn nhiều thời gian và để lại di chứng nặng nề, thậm chí mất chức năng vĩnh viễn như mù mắt, cụt tay, chân.
Gia đình hỗ trợ trẻ, tránh tai nạn đáng tiếcBác sĩ Nguyễn Viết Ngọc, khoa chấn thương chi trên và vi phẫu thuật Bệnh viện trung ương Quân đội 108, chia sẻ dịp cuối năm ca chấn thương do pháo nổ thường gia tăng, đa số bệnh nhân ở độ tuổi từ 10-16 tự chế pháo để chơi Tết.
"Tổn thương do pháo nổ thường là phức tạp, nhiều trường hợp tổn thương nhiều vị trí như bàn tay, mặt, thân người… nên điều trị khó khăn, tốn nhiều thời gian và thường để lại di chứng nặng nề, thậm chí mất chức năng vĩnh viễn.
Mỗi gia đình cần nâng cao cảnh giác, tuyên truyền, vận động người thân, con em chấp hành nghiêm các quy định về quản lý pháo, không tự ý chế tạo, sử dụng pháo nổ (thuốc pháo) để ngăn chặn nguy cơ, hậu quả đáng tiếc xảy ra từ pháo nổ", bác sĩ Ngọc cảnh báo.
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Ngà, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho rằng nhà trường, phụ huynh cần giáo dục cho trẻ hiểu các mức độ nguy hiểm do pháo gây ra như gây cháy nổ, thương tích, tàn tật, thậm chí gây tử vong. Đáng nói là trong thời gian Tết sắp tới, hiểm họa từ các video hướng dẫn làm pháo tự chế trên mạng là rất lớn.
Đồng thời phải thường xuyên nhắc nhở các em tuyệt đối không được sử dụng các vật gây nổ, trộn các hóa chất để chế tạo pháo, đặc biệt đối với các bé trong độ tuổi thích tìm tòi, khám phá.
Trước đó, Công an thị trấn Hương Khê, Hà Tĩnh đã phát hiện và ngăn chặn một nhóm học sinh từ 16-17 tuổi chế tạo và vận chuyển 200 quả pháo nổ tự chế. Qua điều tra, công an phát hiện thêm một nhóm học sinh khác tàng trữ hơn 600 quả pháo tự chế. Các em khai nhận đã mua nguyên liệu và học cách chế tạo pháo nổ qua mạng xã hội.